1. Wolfram
Wolfram là nguyên tố hóa học, có trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, với số nguyên tử là 74, được viết tắt là W. Nguyên tố này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Vonfram, Tungsten. Đây là kim loại chuyển tiếp rất nặng, cứng, có màu xám thép đến trắng.
Wolfram có nhiệt độ nóng chảy là 3422 độ C, tương đương với 3695 độ K và 6192 độ F. Chính vì điểm nóng chảy cao nên Wolfram thường được ứng dụng trong các sản phẩm có nhiệt độ cao như: Ống đèn tia âm cực, dây tóc bóng đèn…
2. Rheni
Rheni có ký hiệu Re, đây là kim loại chuyển tiếp màu trắng bạc, có số nguyên tử 75. Đây là một trong những nguyên tố hóa học hiếm thấy ở vỏ trái đất.
Rheni có nhiệt độ nóng chảy là 3186 độc C, tương đương với 3459 độ K và 5767 độ F. Với ngưỡng nhiệt độ nóng chảy này, người ta thường sử dụng kim loại này trong các hợp kim chịu nhiệt trong các động cơ phản lực. Ngoài ra, chúng còn được dùng trong sản xuất xăng không chứa chì và có chỉ số Octan cao.
3. Osmi
Kim loại Osmi còn được viết tắt là Os, thuộc họ Platin, có nguyên tử khối là 190.2 và số hiệu nguyên tử 76. Đây là một trong những kim loại được biết đến là nặng nhất cho đến thời điểm hiện tại với khối lượng riêng là 22,6g/cm3.
Osmi có nhiệt độ nóng chảy là 3033 độ C, tương đương với 3306 độ K và 5491 độ F. Do Osmi có nhiệt độ nóng chảy cao cùng tính chất cứng và giòn, nên được ứng dụng nhiều trong việc làm các trụ bản lề dụng cụ hay bịt đầu ngòi bút.
4. Tantan – Top 10 kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao
Tantan là kim loại hiếm có, số hiệu nguyên tử là 73 và được ký hiệu là Ta. Kim loại này có màu lóng lánh thiên xám xanh, khá cứng và có khả năng chống ăn mòn tốt.
Tantan có nhiệt độ nóng chảy là 3017 độ C, tương đương 3290 độ K và 5463 độ F. Ngoài tính chất là nhiệt độ nóng chảy cao, chúng còn rất dễ uốn, dễ gia công và có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Chính vì thế, Ta được sử dụng để tạo ra các linh kiện điện tử, làm dụng cụ thí nghiệm hóa học, bộ phận tên lửa, lò phản ứng hạt nhân…
5. Molypden
Molypden là kim loại có số hiệu nguyên tử 42, ký hiệu Mo. Đây là kim loại chuyển tiếp, có khả năng chịu nhiệt mà không bị mềm hay giãn nở, nên có độ bền cao với nhiệt.
Molypden có nhiệt độ nóng chảy là 2623 độ C, tương đương 2896 độ K và 4753 độ F. Kim loại này được ứng dụng trong việc sản xuất các tiếp điểm điện, bộ phận của máy bay, dây tóc đèn.
6. Iridi
Đây là nguyên tố hóa học được ký hiệu bằng chữ Ir với số nguyên tử là 77. Kim loại Iridi có màu trắng bạc, khả năng chống ăn mòn cao ngay cả ở nhiệt độ 2000 độ C.
Iridi có nhiệt độ nóng chảy là 2466 độ C, tương đương 2739 độ K và 4471 độ F. Chúng được ứng dụng để sản xuất vòng la bàn hay dùng để phá hủy các kim loại trong phòng thí nghiệm.
7. Sắt
Sắt có ký hiệu là Fe, thuộc chu kì 4 và số hiệu nguyên tử 26 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Sắt là một trong những kim loại có độ dẻo, độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt, nên được ứng dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
Sắt có nhiệt độ nóng chảy là 1538 độ C, tương đương 1811 độ K và 2800 độ F. Kim loại này được ứng dụng làm vật dụng nhiều trong ngành xây dựng, sản xuất ô tô, xe máy, thân vỏ máy móc…
8. Đồng
Đồng có ký hiệu là Cu, với số hiệu nguyên tử 29 trong bảng tuần hoàn. Đồng nguyên chất có màu cam đỏ, dễ uốn, mềm và có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt cao.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng là 1084 độ C, tương đương 1357,77 độ K và 1984,32 độ F. Đồng thường được ứng dụng làm chất dẫn điện, dẫn nhiệt hoặc trong các vật liệu xây dựng.
9. Vàng
Vàng ký hiệu là Au, với số hiệu nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Kim loại này có màu vàng, mềm, dễ dát mỏng, dễ uốn và có giá trị kinh tế cao.
Vàng có nhiệt độ nóng chảy là 1064 độ C, tương đương 1337 độ K và 1947 độ F. Chúng có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và bền vững với môi trường nên được ứng dụng trong ngành điện tử, nha khoa. Ngoài ra, vàng có màu ánh kim đẹp mắt nên còn được lựa chọn làm trang sức.
10. Bạc
Bạc được ký hiệu là Ag, với số nguyên tử 47 trong bảng tuần hoàn. Bạc có màu trắng, có độ dẫn điện cao và là kim loại quý.
Bạc có nhiệt độ nóng chảy khoảng 961 độ C, tương đương 1234 độ K và 1763 độ F. Kim loại này được ứng dụng nhiều trong việc làm đồ trang sức, đồng tiền xu. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong ngành công nghiệp và làm chất điện phân trong phòng thí nghiệm.
Thiết kế website bởi QCV Group
1 comments for "Top 10 kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao"